🎓 TƯ VẤN CHỌN NGÀNH THIẾT KẾ
Với 10 năm học và làm việc trong ngành mỹ thuật, từ kết hợp công việc giảng dạy tại nhà, học thiết kế nội thất tại trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, tham ra nhiều projects ở nhiều vị trí concept des - art director - props master, đi từ quản lý lẫn trợ lí, anh đúc rút được kinh nghiệm cho các bạn về bước đầu tiên trên hành trình làm thiết kế này.
Khi nói về chọn ngành, anh có thể chia sẻ với các em về câu hỏi gợi ý:
- Em chuẩn bị 5 năm ăn ngủ vs những công cụ phục vụ cho một loại hình công việc cụ thể. Đằng nào cũng tốn thời gian như vậy, em muốn học/làm việc với kĩ năng gì trong 5 năm?
* Vẽ illustation, des PTS, chụp, video,....(đồ hoạ)
* Vẽ 3D concept, 2D autoCAD, corel, mô hình... (nội thất/tạo dáng/đồ chơi/trang sức)
* Vẽ tay kết hợp làm thủ công (hoành tráng/thời trang/trang sức/điêu khắc/sơn mài/gốm)
Trong công việc, các khoa sẽ có ít nhiều sự liên kết với nhau, do tính chất công việc "cùng làm thiết kế cả". Đôi khi sẽ bắt gặp người học nội thất ngồi làm đồ hoạ (như anh chẳng hạn), đó là lợi ích của việc trau dồi học hỏi các công cụ đa dạng.
👉 Do vậy, nếu chưa hình dung được cái mình sẽ làm, thì hãy để ý cái mình muốn học nhất, hãy xem khoa nào có nhiều thứ mình muốn nhất.
Anh có một phương pháp rất hay để giúp các bạn nhanh chóng hình dung hơn về ngành thiết kế này:
ĐI THAM QUAN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
Đúng là như thế, TTTM là nơi hội tụ tất cả câu trả lời cho các em.
- Khi bước vào cổng, trước mặt các em sẽ là Kiến trúc của toà nhà (Kiến trúc - xây dựng), phạm vi bao gồm cơ sở hạ tầng cốt lõi, hệ thống đường điện nước, quy hoạch lối ra lối vào, thang máy thang cuốn,… Ở đoạn này, các em sẽ thấy từ một mảnh đất hàng nghìn mét vuông có thể xây dựng lên cả một công trình kiến trúc.
Bên cạnh đó, sản phẩm của khoa Hoành tráng cũng sẽ xuất hiện sừng sững trước mắt các em (đồng hồ Time City, tranh đá ốp trên tường, tranh khổ lớn,…)
- Tiếp đến, nhờ khả năng thiết kế nội thất, tận dụng cấu trúc tường - trần - sàn, người thiết kế nội thất có thể vẽ ra được những không gian vận hành như nhà hàng, cà phê, shop, rạp phim, văn phòng,…
- Sau đó, cần một yếu tố quyết định TTTM không phải là một cái “chợ”, một thứ quyết định hình ảnh thương hiệu của từng công trình nội thất, đó chính là Đồ hoạ. Phạm vi của nó xuất hiện từ bảng biển, menu, standee quảng cáo đến tem nhãn, hộp đựng,.. trong từng sản phẩm được trưng bày.
- Rồi cuối cùng là các ngành thiết kế khác như Tạo dáng công nghiệp (sản phẩm đồ gia dụng, xe hơi, thiết bị công nghệ, trang sức, đồ thuỷ tinh, đồ chơi…), Thời trang (các gian hàng thương hiệu thời trang), Gốm và Điêu khắc (các sản phẩm trưng bày).
❗️ Anh không nói về "kiếm nhiều tiền hơn", vì vấn đề này cần nhiều yếu tố khác quyết định.
Các em đã bao giờ nghe đến khái niệm “đại gia làng nghề” chưa? Có những công việc phải phụ thuộc vào rất nhiều kiến thức liên quan đến kinh doanh - quản lý. Do đó ngành nào dễ kiếm việc làm là chưa chắc đã “lương cao” nhé. Một kho báu chia cho nhiều người nó sẽ khác với một gia tài mà ai đó tự đào được nhờ những kĩ năng trau dồi kinh nghiệm.
Việc các em sau khi ra trường, đi tìm việc làm tại các doanh nghiệp, cốt là để học hỏi những thứ mình chưa biết và tận dụng những thứ mình đã biết để kiếm ra tiền. Nếu thứ em đã biết quá ít, hoặc quá nhiều người làm được, thì chưa nói đến giàu hay không, các em sẽ phải lo làm thế nào để trụ vững vị trí trong xã hội trước! Và khi đã ổn được vị trí, các em muốn “giàu”, bắt buộc các em phải học thêm nhiều thứ kĩ năng khác để tự mình phát triển lên. Doanh nghiệp họ thuê em làm một vị trí và trả em công lao nhất định, và họ chỉ trả em được có vậy, vì họ chỉ cần em có vậy, và thực sự là em cũng chỉ biết có vậy sau những năm tháng ĐH. Không có em, họ vẫn có người khác thay thế, nếu bản thân em chẳng có kĩ năng gì đặc biệt hơn!
Nói đến đây chắc các em hiểu, chọn thứ gì nhàn nhã trong 5 năm có thể sẽ hạn chế tiềm năng sau này, chọn thứ hợp mình nhất và học thêm nhiều thứ khác nữa thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn 🤷♂️
❗️Anh cũng không nói về trending, chỉ nói về nhu cầu thực tế bản thân, vì đó sẽ là cái khiến mình đi xa và bền nhất.
Có một thực tế khó đổi thay, rằng ngành IT đã từng rất hot, nhà nhà người người đổ xô đi học chỉ vì “nó hot”. Nhưng chỉ đến vài năm sau AI ra đời, đối thủ cạnh tranh của thời đại công nghệ số. Mọi thứ sẽ ra sao khi những ngành mình cho rằng nó hot sau 5 năm nó không còn hot nữa ? Giả dụ như mỗi năm sẽ có hàng trăm sinh viên tốt nghiệp khoa Thiết kế Đồ hoạ, sau 5 năm em ra trường, con số ấy đã nhân 5 🤷♂️ Nếu cho rằng nó hot từ 10 năm trước thì cứ việc nhân với 10.
Các em nên hiểu rằng giai đoạn 18-30 là giai đoạn não còn nhanh nhạy và dễ học hỏi nhất, giai đoạn sau đó vẫn có khả năng nhưng sẽ không bằng giai đoạn này, do nhiều vấn đề khác chi phối, não phải ôm nhiều vấn đề khác không chỉ mỗi học. Do vậy để không phải “giá mà” “giá như” vào tuổi 40, hãy tận dụng thứ mình muốn học thực sự và lựa chọn sáng suốt nhất để tập làm thật tốt với một loại hình thiết kế nào đó trong 5 năm ĐH. Không phụ thuộc vào độ hot công việc, hãy phụ thuộc vào chính bản thân mình. Cái gì hot thì cũng nhanh hết slot, nhưng cái gì của mình thì chỉ mình sở hữu nó!
❗️Anh không nói về vị trí công việc, vì cái đó phụ thuộc vào những kĩ năng đa dạng mà các bạn chủ động lượm nhặt được trong 5 năm.
Có một sự thật là những năm tháng sinh viên, anh không chỉ đi học rồi về phòng trọ. Để đứng ở đây và đào tạo các em, trước đó anh đã làm rất nhiều vị trí công việc và những kiến thức không chỉ có mỹ thuật. Có những công việc anh ngồi ghế quản lý vì khả năng handle tốt khối lượng công việc lớn (được thừa hưởng khả năng này từ việc rèn luyện cày đồ án 5 năm học Nội thất), nhưng cũng có những công việc anh chỉ được làm hậu cần vì còn nhiều thứ chưa biết. Khi các em ở một ví trí thấp, với mục đích học hỏi và phát triển, không e ngại sự khác biệt ngành nghề, thì anh tin là chẳng mấy chốc những kĩ năng thu lượm được sẽ đẩy các em lên vị trí cao hơn là cái chắc. Do vậy muốn ở vị trí cao, hãy tham lam, hãy học nhiều kĩ năng mà ít ai dám học tất, để em có thể tự quyết định được vị trí của mình.
Hãy sáng suốt để chọn bước đi này 😶